Tâm Tình Đỗ Việt Hùng

Cám ơn người bạn trẻ Đỗ Việt Hùng, anh luôn hăng say hoạt động,

có nhiều thiện chí và ý kiến mới lạ trong những sinh hoạt của Hội.

Anh giữ chức vụ Tổng Thư Ký trong nhiệm kỳ 1 và 2.

Picnic Hè 2012 vừa qua dưới sự tổ chức của anh đã rất thành công

(đặc biệt nhất là món thịt nướng tuyệt hảo của anh và bà xã).

Anh là người yêu thích văn chương Việt Nam,

thơ văn là 1 phần lớn trong đời sống của anh.

Ngoài ra, anh cũng có một tấm lòng nhân ái,

luôn thương xót đến những bạn bè không may còn ở VN.

 

Chúng tôi xin giới thiệu Tâm Tình của anh Đỗ Việt Hùng.

 

BWS 12/2012

Tôi sinh ra và lớn lên ở quận 3 Sài Gòn sau đó đổi sang quận 10.  Nhà ở gần trường  tiểu học Chí Hòa.  Năm 1970 thi đậu vào lớp sáu trường trung học công lập Tân Bình.  Từ lớp lớp sáu đến lớp mười hai theo học tại trường này sau đổi là trường Nguyễn Thượng Hiền. 
 
Tôi còn nhớ năm lớp 6 do ham chơi bị cô Lê Thị Túy Đại là cô giáo dạy quốc văn mắng vì không soạn bài đầy đủ do ham chơi nên bài văn của tôi dừng ở chỗ bố cục, thiếu mất phần nhận xét phê bình.  Từ đó tôi quyết chí văn ôn chữ luyện (không luyện võ) đến nổi cô Thúy khen tấm tắc, được thầy Cung Vĩnh Viễn dạy tôi năm lớp 10 thương và quí và năm lớp 12 thầy Viễn lại dạy lớp tôi; trong thành tích biểu của tôi còn giữ đây thầy Viễn ghi tóm tắt vài hàng: tôi đã biết em từ năm lớp 10, em rất xứng đáng là học sinh ưu tú của tôi. 
 
Tôi yêu nước VN, tôi yêu trường tôi trong đó có các thầy cô và các bạn của tôi.  Tôi yêu văn chương VN.  Nó là một phần của con người tôi, tôi không thể thiếu nó như thể cá cần nước, cơ thể người ta cần oxygen.  Văn thơ là một phần của đời sống tôi, mặc dù phải mưu sinh để cùng vợ hiền nuôi nấng 3 con tôi luôn mong muốn được viết và dùng ngòi viết của mình để viết cho mình và cho bạn tôi ........... hơn nữa tôi muốn dâng tấm lòng của tôi qua ngòi viết của tôi để dâng lên Chúa là đấng tôi đã chọn là cứu Chúa của đời tôi,  những gì mà con tim và lý trí của tôi buộc tôi phải làm phải nói cho trọn tình trọn nghĩa với Đấng Tạo Hóa và với tha nhân đồng loại của tôi trong đó có gia đình tôi, thầy cô và bạn hữu của tôi. 
 
Thân quí trao gởi về quí thầy cô và các bạn những tinh túy nhất từ tận đáy lòng mà tôi đã nặn óc vắt tim để cô đọng thành với hy vọng làm cho cuộc sống thêm thăng hoa, cho con người bớt buồn khổ, cho nhân loại luôn yêu thương và xích lại gần nhau hơn.
 
Việt Hùng - niên khóa 77

Thơ:

1. Bài Thơ Viết Vội Chiều Thứ Sáu

2. Bạn Tôi

3. Cảm Tác

4. Tâm Tình

 

Truyện Ngắn:

4. Bạn của Người Thợ Đánh Giầy

 

 

 

 

Bài thơ viết vội

 

chiều Thứ Sáu

 

Cho yêu thương ngày ấy quay về

 

Chiều mưa thứ sáu buồn
Cali trời mây xám giăng
Nhớ ngày ấy qua rồi
Tìm đâu để thấy
Yêu thương một thuở trong đời
Tìm đâu để thấy
Yêu thương giờ đã xa rồi
Ngày xưa mình đã cho nhau
Không tiếc một chút gì
Trong tất cả đều là của nhau
Xa là thấy nhớ, gần là thấy thương
Giá mà đừng dại dột đừng ngông cuồng
Để đâu phải nuối tiếc hoài
Một thưở mình yêu nhau
Để thứ sáu trời mưa
Mình vẫn mãi có nhau
Dù mây xám giăng cùng lối
Cũng chẳng bận lối nhau hoài
Vì yêu da diết như mưa bong bóng
Không bao giờ dứt, chỉ kéo dài
Cho yêu thương ngày ấy quay về ....

 

California Nov. 30th, 2012.

 

Đỗ Việt Hùng

 

 

 

Bn Tôi  

 
Ngày hai buổi với chiếc xe gắn máy cũ mèm
Vượt 30 cây số để kiếm miếng nuôi thân
Vợ bệnh con thơ tuổi đời ngoài năm mươi
Vẫn vặn óc vắt tim truyền văn hóa
Tinh hoa em là héo úa thầy
Thế mà vẫn ngày ngày phấn trắng bảng đen
Sáng nay đến lớp trễ vì xe hư giữa đường
Lòng nơm nớp lại mắc cơn mưa giông
Hơi ấm tàn cho hy vọng vào tương lai
Nhưng họa đâu vô đơn chí
Bán máu thầy để cứu cô qua cơn bão
Ngậm khúc bánh mì khô cho qua cơn đói
Hy vọng là máu sẽ trở về tim
Cho lê lất chuỗi ngày dài bạc phước
Mong hy vọng ở cuối nẻo đường hầm
Cho hoa lý mãi thơm ngát như ngày nào........

 

Lưu ý: 

 

Chuyện thật, thầy giáo nghèo tiền nhưng giàu nghĩa, do được hun đúc và dạy dỗ từ trường trung học Tân Bình từ năm 1970-1977. 

 

Đã là trò, giờ là thầy lúc nào cũng giữ cho tròn đạo làm người: giấy rách phải giữ lấy lề. Nghèo cho sạch, rách cho thơm. Đó là bạn tôi đang mong mỏi từng ngày có phép mầu để thoát kiếp trầm luân. Thương quá , tôi đã khóc một giòng sông cho số phận của bạn tôi.

Mong các bạn xa gần thương cảm đóng góp ít nhiều vào quỹ Nhân Ái của hội để chúng ta sống thực lòng với ý nghĩa của câu ca dao : Một con ngựa đau cả đoàn không ăn cỏ.

 

Đỗ Việt Hùng

(Ban điều Hành - Quỹ Nhân Ái: DVH, MT, KP)

 

 

 

 

CẢM TÁC

 

Bạn tôi.
Ngày xưa áo lụa quần là không chấm gót
Ngón tay ngà tha thướt tựa nhành lan
Bước chân nhỏ có người đưa đến tận cổng trường
Nàng như một công chúa nhỏ, rất đài các, rất kiêu sa
Chữ nàng viết tựa rồng bay phượng múa
Tập vở nàng lúc nào cũng thơm thoang thoảng mùi hoa lý
Nàng vẽ rất đẹp và thêu cũng rất giỏi

Thế rồi,
Thế sự thăng trầm, bạn tôi cũng điêu linh
Chiếc xe đạp là phương tiện hằng ngày
Vệ đường ẩm thấp là nơi kiếm miếng sống
Đấp đổi qua ngày qua lời đoán số tử vi
Khi cùng đường cũng là lúc sinh minh trí

Bạn tôi,
Làm nghề bất đắc dĩ kiếm cái nuôi thân
Đêm về nằm ở cái đi văng
Ngàn sao trời tô điểm bức tranh đen
Đến bao giờ bạn tôi thoát cảnh điêu linh
Mong lắm lắm những tấm lòng hảo tâm
Làm chiếc lá lành đùm bọc chiếc lá tơi
Cho hoa lý ngày xưa thơm ngát lại một lần.

 

 

 

Chú thích:
Ở miền Nam chúng ta có cây lý, tuy trái không ngon như trái mận nhưng hoa rất thơm và rất đẹp. Cuộc đời bạn tôt tựa như cánh hoa lý, vẫn thơm hoài dù phải chịu cảnh truân chuyên.

 

Có rất nhiều cảnh đời đen tối như bạn tôi trong đó cũng có những cựu học sinh TB-NTH. Xin các bạn
khắp nơi mở rộng tấm lòng, cùng nhau chúng ta chia xẻ cho đúng với ý nghĩa của câu: Nhiễu điều phủ lấy giá gương, Người trong một nước phải thương nhau cùng.

 

Nếu được đồng ý của ban đại diện cựu học sinh TB-NTH chúng ta sẽ thành lập quỹ " Lá lành đùm
lá rách" để những cảnh đời đen tối của các bạn thiếu may mắn có chút ánh sáng cuối đường hầm.

 

Rất mong,


Đỗ Việt Hùng.

 
 
 
  Tâm Tình

 

 Thương nhất chỗ chiều rủ rỉ chốn yêu thương.
 Giống như 2 con chim con rủ rỉ trong tổ nhỏ lúc chiều về.
 Thương quá đi thôi......

 

Tôi muốn hốt một giòng sông dài
 Cho con cá nhỏ khỏi mệt nhoài bơi
 Tìm chỗ cho khô ráo tấm thân gầy
 Để đem yêu thương sưởi ấm muôn loài
 Cho con tim rung động chiều biển lặng
 Gió heo may rung chuyển rừng phi lao
 Mà hồn cứ mãi tung tăng nơi cuối phố
 Cho người về mấy độ trăng tròn
 Để khắc khoải trong tôi tự dạo ấy
 Mà yêu thương vẫn cứ chưa đong đầy
 Có phải số kiếp con tằm trong kén tơ
 Nhả tơ tằm làm đẹp cho muôn loài
 Xác khô kia là số phận một đời tôi
 Đời nhạt nhẻo như nước mưa rơi
 Đầy giòng sông vẫn chưa đủ đong hoài
 Kiếp tằm tơ vẫn một đời nhả tơ
 Mặc nhân thế buông lời sì sầm to nhỏ
 Cho kiếp này sống trọn với tình nhân

 

 Thương quí trao về

 

Đỗ Việt Hùng

 

 

Bạn của người

thợ đánh giầy

 

 

 

Phước xếp lại mấy thứ cũ kỹ để dùng sửa và đánh giầy cho khách vào chiếc thùng sau một ngày ngồi lê la bên vệ đường Hàm Nghi. Vứt miếng carton cũ mèm vào thùng đồ nghề có đề chữ sửa và đánh bóng giầy, chàng nhép miệng: mày cũng cùng số phận như tao; suốt ngày hôm nay chỉ được vài đồng lẻ của khách đánh giầy. Đang lay hoay để chiếc thùng đồ nghề lên chiếc xe đạp thì có tiếng gọi: chú ơi, chú giúp cháu sửa lại đôi giầy này cho cháu; Phước càu nhàu trong miệng nhưng cũng bưng chiếc thùng đồ nghề đặt lại chỗ cũ và thực hiện việc sửa lại đôi giày của anh chàng thanh niên trẻ tuổi đang đứng ngồi không yên. Thấy cậu thanh niên cứ lay hoay trong lúc đợi cho keo khô vào đế giày Phước hỏi thế cháu sắp có hẹn với ai mà thấy có vẻ không yên, dạ cháu tính để tới khi chú xong mới nói nhưng thôi cháu nói luôn để chú đừng giận cháu. Cháu không mang tiền theo xin chú thông cảm, Phước ngước đôi mắt trên gương mặt dạn dày sương gió với nhiều nếp nhăn so với tuổi ngoài năm mươi của mình. Thôi được lần sau đem đến trả cũng không sao.  Cậu thanh niên nghĩ trong bụng ông thợ sửa giày thoạt nhìn thấy ngầu ngầu thế mà lại tốt bụng. Phước gói trọn đôi giày đã sửa xong vào tờ nhật trình cũ và đưa cho người khách trẻ, cậu thanh niên hai tay cầm lấy và không ngớt nói lời cám ơn.

 

Một tuần lễ sau cậu thanh niên trẻ đến tìm Phước và gởi trả tiền sửa giày rồi mở trong chiếc túi lấy ra một đôi giầy còn mới nguyên, cậu nói cháu biếu chú đôi giầy của ba cháu hãy còn mới. Phước nói với cậu ta: chú đâu có đi đâu mà mang giày mới thế này, suốt đời lẹp xẹp với đôi dép cao su này chớ thợ sửa giày lề đường như chú mà mang giầy người ta cười thúi ruột. Mặc kệ Phước nói thế nào đi nữa cậu thanh niên vẫn đặt đôi giầy bên cạnh thùng đồ nghề của Phước. Phước thấy thế mới bắt
đầu kể chuyện suốt vài tháng nay có một người khách của chú là giáo sư, đeo kính như cháu nghe nói nhà ở bến Vân Đồn cũng nhờ chú sửa lại đôi giầy giống như đôi giầy của cháu đem lại sửa hôm tuần rồi, ông ấy mỗi lần đến lại cho chú có khi khúc bánh mì thịt mua bên chợ cũ, có khi vài gói mì gói, có khi túi đường vàng và lúc nào cũng cứ mời chú đi nhà thờ, chú nói tôi làm gì có đôi giầy mà mang để đi nhà thờ rồi chú cứ khất lần ông ấy, đợi để đến khi nào tôi có giầy sẽ đi nhà thờ với ông. Ổng còn nói: ổng thấy hoàn cảnh của chú thấy thương quá, nay sống ở trần gian này đã khổ nếu không tin vào ông Trời đến mai mốt chết rồi lại khổ nữa, thật không ai tốt như ông ấy, ít có người có lòng tốt đối với người nghèo và lam lũ như chú. Hôm nay cháu cho chú đôi giầy thì để đến khi nào gặp lại ông ấy chú sẽ nói với ổng rồi chúa nhật này sẽ đến nhà thờ bên quận
tư. Mấy tuần nay không hiểu thế nào không thấy ông ấy đến thăm tôi nữa, chắc ổng giận tôi. Cậu trai trẻ nghe Phước kể bỗng kêu lên, chú ơi ba cháu cũng là giáo sư dạy việt văn và cũng hay làm những chuyện như chú kể lắm. Phước thốt lên: thế hóa ra ông ấy là ba của cậu à, cậu thanh niên trẻ thủng thẳng nói tiếp: chú ơi ba cháu không giận chú đâu vì ba cháu đã về với Chúa, Phước hỏi một cách khẩn khoản thế cháu nói sao, về với Chúa là thế nào, tôi không hiểu. Cậu thanh niên nói tiếp: tuần trước cháu nhờ chú sửa lại đôi giầy cũ của ba cháu để cho ba cháu mang theo lần cuối , vì trong tâm thư để lại cho gia đình ba cháu có viết nhờ cháu mang đôi giầy mà ba cháu chỉ mang khi đi nhà thờ đến biếu chú, còn lúc tẩm liệm thì cứ mang đôi giầy cũ cho ba cũng được. Từ nay trở đi cháu sẽ thay ba cháu để nói chuyện với chú và giúp chú đi nhà thờ bên quận tư nha.

 

Vài tuần lễ sau cũng vào dịp kỷ niệm lễ Mừng Chúa Giáng Sinh. Ông Phước được Duy Ân (tên cậu thanh niên trẻ) chở đến nhà thờ Khánh Hội ở quận tư. Lần đầu tiên trong cuộc đời ông được mọi người cúi đầu chào hỏi như một người khách quí chứ không phải là một anh thợ sửa giày ngồi ở vỉa hè đường Hàm Nghi nữa. Kể từ hôm ấy ông thấy mình yêu đời hơn, bình an hơn, và lúc nào cũng mỉm một nụ cười khoan dung độ lượng. Sau khi tìm hiểu thêm về gia đình của Duy Ân thì ông Phước mới biết ra Thầy giáo Lành, người đã đến làm bạn với mình chính là thầy Lành dạy Sử năm Phước học lớp 7 tại trường Trung Học công lập Tân Bình năm 1971. Thầy Lành biết Phước là học trò của mình và vì thời cuộc nên mới ra nông nổi như vầy nên đã tìm cách giúp học trò cũ của mình trong khả năng hạn hẹp của mình, thẩy đã không nói là thầy cũ để Phước hoàn toàn tự nhiên xem như bạn vì nếu tính theo tuổi tác thì thầy Lành lớn hơn Phước 20 tuổi, nhưng vì cuộc sống quá lam lũ nên khiến Phước như người đã ngoài sáu mươi. Ôi tình thầy trò quá ư là cao quí, nó quí ở chỗ khi người ta ở cái tận cùng mà vẫn tìm đến
nhau, và lo tưởng cho nhau từ vật chất đến tinh thần, đời hiện tại và cõi đi về khi đã nhắm mắt xuôi tay. Thầy Lành đã giữ tình cho nhau đến lúc qua đời và còn muốn giữ mãi nên đã viết trong tâm thư nhờ con mình là Phước Ân đến tìm và tặng trò người học trò nghèo mà thanh bạch món quà mà chỉ có thầy mới có thể cho được vì Phước là thợ sửa giày cho người mà cũng không thể tự kiếm cho mình một đôi giày. Vài năm sau người ta vẫn thấy trò Phước ngồi bên lề đường sửa và đánh giầy nhưng khác là ông thợ sửa giầy bây giờ không mang đôi dép cao su nữa mà mang đôi giầy tuy đã cũ dần theo năm tháng nhưng cũng đủ để sưởi ấm đôi chân gầy guộc và đến nhà thờ vào mỗi chúa nhật.

 

Tờ nhật ký được mở ra khi hay tin ông thợ sửa và đánh giầy đã chết tối hôm qua vì cảm lạnh và kiệt sức. Ở trang đầu ghi thật lớn và rõ nét: nhớ mang đôi giầy thầy Lành tặng cho tôi khi tôi chết. Tôi muốn khoe với thầy đôi giầy thầy cho rất đẹp và vừa chân con lắm..... thương thầy vô cùng... trò Đỗ Hữu Phước niên khóa 70-77.

 

Lời Người viết: Có những chuyện xảy ra tưởng như ngẫu nhiên. Nhưng không phải, mà có sự xếp đặt thật mầu nhiệm của Chúa.

 

Đỗ Việt Hùng